menu
portrait
socialviettuans

Mạng WAN là gì? Sự khác biệt giữa mạng LAN - MAN - WAN là gì?

Mạng WAN là gì? WAN là viết tắt của từ gì? Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu hơn vào khái niệm, cách triển khai mạng WAN cùng nhiều kiến thức bổ ích khác được Việt Tuấn biên soạn. Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu!

1. Mạng WAN là gì?

Mạng WAN là gì? WAN là viết tắt của từ gì? Trả lời cho những thắc mắc trên thì mạng WAN viết tắt của Wide Area Network là một mạng máy tính diện rộng có kết cấu khá phức tạp, được thiết kế để kết nối các thiết bị mạng ở các địa điểm khác nhau, thường được phân tán trên diện rộng. 

Mạng WAN kết nối các mạng LAN (Local Area Network) ở các vị trí khác nhau, cho phép các thiết bị trong từng mạng có thể truy cập và chia sẻ tài nguyên. Mạng WAN cung cấp nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và tổ chức, bao gồm:

  • Thiết lập mạng lưới kết nối các văn phòng và chi nhánh, chia sẻ dữ liệu giữa các địa điểm. 
  • Cung cấp dịch vụ truyền thông chất lượng cao.
  • Hỗ trợ cho các ứng dụng đám mây (cloud) và công nghệ IoT (Internet of Things). 

nhà phân phối Synology phân phối các sản phẩm chính hãng chất lượng cao

2. Các thành phần chính của mạng WAN là gì?

Để thiết lập mạng diện rộng WAN, các tổ chức hay doanh nghiệp sẽ cần sử dụng các thiết bị mạng chuyên dụng như: 

  • Router: cổng WAN nằm ở phía sau của router được kết nối với modem để truy cập vào mạng từ nhà cung cấp dịch vụ Internet IPS. 
  • WAN Switch: thiết bị kết nối đa cổng kết nối các mạng LAN (Local Area Network) và các mạng WAN (Wide Area Network) với nhau.
  • CSU/DSU: thiết bị phần cứng này sẽ chuyển đổi các Frame dữ liệu dùng trong mạng LAN sang dạng tương thích với đường truyền mạng WAN và ngược lại.
  • Access server (server giao tiếp): Đây là máy chủ có chức năng điều phối và kiểm soát modem trong Pmạng WAN.
  • Terminal Server: phần mềm hoặc thiết bị mạng cho phép nhiều người dùng truy cập và sử dụng các ứng dụng và tài nguyên mạng từ một vị trí từ xa
  • Modem: Đây là một thiết bị điều chế sóng tín hiệu dùng cho các đường ADSL.
  • Frame Relay Switch: thiết bị chuyển mạch Frame Relay.

3. Các giao thức được áp dụng trong mạng WAN là gì?

  • Bộ giao thức truyền dẫn TCP/IP: Đây là bộ giao thức truyền thông cơ bản, có chức năng kết nối giữa các thiết bị với các mạng máy tính/ thiết bị mạng khác.
  • Mạng lớp phủ (Overlay Network): Đây là kỹ thuật truyền dữ liệu bằng cách tạo ra các mạng ảo trên một mạng khác, thông thường là cơ sở hạ tầng phần cứng và cáp.
  • Gói qua SONET/SDH (PoS): Giao thức truyền thông được áp dụng cho truyền tải mạng WAN bằng cách xác định các liên kết Point to Point khi sử dụng cáp quang.
  • Chuyển mạch nhãn đa kênh (MPLS): Đây là kỹ thuật tối ưu hóa định tuyến mạng, hướng dữ liệu từ node mạng này sang node khác bằng việc sử dụng nhãn đường dẫn ngắn thay vì địa chỉ mạng dài.
  • ATM: ATM (Asynchronous Transfer Mode) là một giao thức truyền tải dữ liệu theo dạng gói (packet-switching), trong đó dữ liệu được chia thành các gói nhỏ. ATM sử dụng phương pháp đa kênh (multichannel) để truyền dữ liệu trên cùng một kênh, giúp tối ưu hóa băng thông và giảm thiểu độ trễ (latency) khi truyền dữ liệu.
  • Frame Relay: Đây là công nghệ truyền dữ liệu giữa các mạng LAN hoặc các điểm cuối của mạng WAN. Frame Relay đóng gói dữ liệu trong các khung, bao gồm tất cả các thông tin cần thiết để định tuyến. 

Xem các sản phẩm Unifi chính hãng: nhà phân phối wifi unifi

4. Ưu/nhược điểm của mạng diện rộng là gì?

4.1. Ưu điểm của mạng diện rộng

  • Mạng có khả năng bao phủ trong một khu vực địa lý có quy mô rộng lớn, khả năng mở rộng nhiều vị trí, cho phép kết nối mạng từ xa không giới hạn.
  • Thành phần của mạng diện rộng có thể chứa một lượng lớn các thiết bị đầu cuối như: Máy tính, điện thoại, máy tính bảng, laptop...
  • Mạng WAN có khả năng kiểm soát truy cập của người dùng hiệu quả.
  • Khả năng lưu trữ và chia sẻ thông tin trên phạm vi lớn. Cho phép chia sẻ tài nguyên giữa các mạng với nhau hay giữa các máy trạm với nhau.

4.2. Nhược điểm của mạng WAN là gì?

  • Tốc độ truyền tải tùy vào mỗi khu vực sẽ nhanh hoặc chậm khác nhau.
  • Mạng WAN đòi hỏi nhiều chi phí thiết lập do kết cấu phức tạp và số lượng thiết bị yêu cầu hơn rất nhiều so với mạng LAN.
  • Hệ thống mạng WAN khi có vấn đề sẽ tốn nhiều thời gian để xử lý, khắc phục. Bên cạnh đó cũng yêu cầu số lượng lớn nhân viên quản trị mạng có nhiều kinh nghiệm và tay nghề lâu năm
  • Tính bảo mật kém, yêu cầu sử dụng hay thiết lập cá phần mềm chống virus và tường lửa.

5. Sự khác biệt giữa mạng LAN - MAN - WAN là gì?

 

Tiêu chí so sánh

Mạng LAN

Mạng WAN

Mạng MAN

Khái niệm

Local Area Network (mạng cục bộ)

Wide Area Network (mạng diện rộng)

Metropolitan Area Network (mạng đô thị)

Phạm vi chia sẻ kết nối

Phạm vi nhỏ

Phạm vi không giới hạn

Phạm vi trong khoảng 50km

Tốc độ đường truyền dữ liệu

10Mbps - 100Mbps

256Kbps - 2Mbps

lớn hơn LAN và nhỏ hơn WAN

Tốc độ băng thông

Lớn

Thấp

Trung bình

Cấu trúc liên kết

Đường truyền và vòng cấu trúc

ATM, Frame Relay, Sonnet

DQDB

Quản trị mạng

Đơn giản

Phức tạp

Phức tạp

Chi phí

Thấp

Rất cao

Cao

Khả năng hoạt động khi gặp sự cố

Tốt

Kém hơn.

Kém hơn mạng LAN.

Các thiết bị truyền dữ liệu

Các thiết bị không dây (wifi), Có dây.

Vệ tinh, sợi quang, vi sóng.

dây cáp, phương tiện truyền dẫn.

Tỷ lệ nghẽn mạng

Ít khi xảy ra.

Phức tạp, quá trình sửa chữa cần nhiều thời gian, chi phí và nhân lực

Ít khi xảy ra.

Quyền sở hữu

Riêng tư

Riêng tư hoặc chung

Riêng tư hoặc chung.

6. Kết luận

Trong bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm WAN là mạng gì, các thành phần chính của mạng diện rộng cùng các giao thức tiêu biểu được sử dụng trong việc triển khai. Có thể khẳng định rằng mạng WAN là một thành phần quan trọng trong cơ sở hạ tầng mạng của các doanh nghiệp và tổ chức hiện nay, cho phép họ kết nối các vị trí khác nhau và chia sẻ tài nguyên. Tuy nhiên, triển khai và vận hành mạng WAN cũng đòi hỏi nhiều tài nguyên và chi phí. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về mạng WAN là gì. Hãy đón đọc những bài viết tiếp theo của Việt Tuấn.